Cũng giống như các vật dụng khác, sau khi sử dụng, đồ chơi trẻ em cũng cần được bảo quản đúng cách sao cho gọn gàng, sạch sẽ, tránh hư hại và không gây nguy hiểm cho bé. Vậy cách bảo quản đồ chơi trẻ em nào là an toàn nhất?
Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Xếp đồ chơi vào thùng gọn gàng
Có nhiều bố mẹ có thói quen để bé rải đồ chơi khắp nhà vì nghĩ rằng “Có dọn rồi con cũng sẽ bày tiếp nên để vậy khỏi mất thời gian”. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và việc để trẻ rải đồ chơi khắp nhà có thể khiến trẻ và mọi người bị dẫm phải hoặc vấp ngã. Do đó, sau khi trẻ chơi xong mẹ cần tạo cho bé thói quen tự giác dọn dẹp đồ chơi vào một thùng lớn và để đúng vị trí.
Việc dọn dẹp đồ chơi gàng cũng giúp cho bé dễ tìm được món đồ chơi của mình và bảo quản được đồ chơi khỏi mất mát, hư hỏng.
2. Vệ sinh sạch sẽ các món đồ chơi
Trong quá trình chơi, các bộ phận tay, chân, thậm chí miệng của trẻ cũng có tiếp xúc trực tiếp cùng các đồ chơi. Nếu món đồ chơi không được vệ sinh sạch sẽ có thể khiến trẻ bị mắc các bệnh về tiêu hóa, tay châm miệng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho trẻ, bố mẹ cần thường xuyên vệ sinh các đồ chơi bằng vệ sinh đồ chơi bằng cách dùng khăn ẩm lau từng chi tiết sản phẩm hay chùi cùng xà phòng rồi xả lại kỹ bằng nước sạch và phơi nắng (đối với các sản phẩm từ gỗ) để đồ chơi được sạch sẽ, loại trừ ẩm mốc và các vi khuẩn có hại. Còn đối với đồ chơi bằng nhựa, mẹ nên để nơi khô ráo và tránh ánh nắng mặt trời để đồ chơi tốt hơn và bền hơn.
Việc vệ sinh đồ chơi sạch sẽ thường xuyên cũng giúp đồ chơi trông mới hơn, khiến bé lâu chán và thích thú hơn.
3. Kiểm tra đồ chơi thường xuyên
Đây là một việc làm hết sức cần thiết để kịp thời tìm thấy các bộ phận hư hỏng, các vết trầy xướt, mảnh vụn hoặc các hạt tròn đã bị bung ra có thể khiến trẻ nuốt phải hoặc bị thương. Đối với các đồ chơi hỏng hóc, bố mẹ có thể tự sửa lại cho bé để bé có thể chơi tiếp.
4. Phân cách bảo quản cho mỗi loại đồ chơi
Mỗi loại đồ chơi được làm từ chất liệu khác nhau đều có những đặc điểm khác nhau. Do đó, bố mẹ cũng cần biết vận dụng cách bảo quản sao cho phù hợp:
– Đồ chơi bằng nhựa: Sau khi cho trẻ chơi xong bố mẹ cần lau rửa sạch sẽ, phơi khô, tránh để đồ chơi bằng nhựa tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay để dưới sương mù vì có thể gây biến đổi màu sắc, hình dáng của chúng. Khi dọn dẹp chú ý không được ném mạnh tay vì có thể gây làm hãy, bể các bộ phận.
– Đồ chơi bằng gỗ: Đặc tính của các đồ chơi bằng gỗ là dễ bị ẩm mốc nên bố mẹ cần thường xuyên lau chùi và phơi nắng để đồ chơi được an toàn cho bé hơn.
– Đồ chơi có pin: Là loại đồ chơi thường phát ra âm thanh vui nhộn và khiến trẻ thích thú nhưng đồ chơi có pin rất dễ dàng tháo lắp nên bé có thể bỏ pin ra thậm chí ngâm vào nước và gây nguy hiểm. Bởi vậy, ngoài việc thường xuyên giám sát khi cho bé chơi đồ chơi này, mẹ có thể dùng băng keo bọt kín chỗ pin để trẻ không tháo ra được, tránh chơi trong khu vực có nước và không nên cho trẻ chơi ngoài nắng.
– Đồ chơi bằng kim loại: Với các loại đồ chơi này, sau một thời gian chúng thường bị hoen ghỉ và có thể gây hại cho làm da của bé. Vậy nên mẹ cần bảo quản đồ chơi này khô ráo, tránh tiếp xúc với nước, sương mù để đồ chơi được bền và an toàn hơn cho bé trong quá trình chơi.
Thùy Dương