Gù lưng ở trẻ sơ sinh là tình trạng hiếm gặp, nhưng không phải là không có khả năng xảy ra. Làm sao có thể phát hiện được tình trạng gù lưng ở trẻ, cách chữa trị nếu đứa con của mình mắc phải…đó là những câu hỏi mà các bậc cha mẹ yêu thương con đều thắc mắc. Ông bà ta có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy, nếu bạn sắp có em bé hay có ý định sinh con trong thời gian tới thì đọc bài viết này sẽ không uổng phí chút nào.
1. Gù lưng ở trẻ sơ sinh là gì và dấu hiệu nhận biết?
1.1. Gù lưng ở trẻ sơ sinh là gì?
Theo từ điển Wikipedia, trẻ sơ sinh là khái niệm để gọi những em bé mới sinh cho đến 28 ngày tuổi. Để biết gù lưng ở trẻ sơ sinh là gì, cha mẹ cần phải nắm rõ được các giai đoạn phát triển xương trong những năm đầu đời của trẻ như sau:
- Giai đoạn 1: 3 tháng đầu tiên sau khi sinh
Ở giai đoạn này, xương sống của trẻ tương đối mềm, thẳng tắp, và không hề có đốt cong. Chỉ từ tháng thứ 3 trở đi thì cột sống của trẻ mới hình thành đốt cong thứ nhất ở cổ.
- Giai đoạn 2: từ tháng thứ 6 trở đi
Từ giai đoạn thứ 2, bé có thể tự ngồi mà không cần ai đỡ là vì đốt cong thứ 2 ở cột sống ngực đã được hình thành.
- Giai đoạn thứ 3: Từ sau khi bé 1 tuổi
Trẻ ở giai đoạn này đã có thể bắt đầu tập đi. Đốt cong cột sống thú 3 nằm ở phần xương thắt lưng đã được hình thành.
Như vậy, nếu trẻ vừa mới sinh ra mà có tình trạng lưng hơi cong, hay không nằm thẳng được thì cha mẹ phải cẩn thận, vì có khả năng cao là con bị bệnh gù lưng.
1.2. Dấu hiệu nhận biết gù lưng ở trẻ sơ sinh
Nếu chịu khó để ý quan sát, cha mẹ có thể nhận biết con có bị gù lưng hay không qua các dấu hiệu sau:
- Bé hay bị đau nhức ở vùng cột sống, cơn đau thường xảy ra vào buổi chiều. Bé hay cúi đầu về phía trước, người rút lại, lưng nhô về phía sau.
- Nếu bị nặng hơn, trẻ sẽ bị đau nhức liên tục, thường tức ngực và khó thở.
2. Nguyên nhân gây gù lưng ở trẻ sơ sinh bố mẹ cần lưu ý
Theo một số nghiên cứu, khi bố hoặc mẹ, hoặc cả bố mẹ đều bị gù lưng thì có khả năng con cũng sẽ bị gù lưng.
Sai lầm trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh của bố mẹ cũng có thể khiến cho con bị gù lưng. Vì trong những ngày đầu mới sinh, xương sống của bé còn rất yếu, mềm, chưa được định hình chắc chắn, nên một tác động nhỏ cũng có thể gây hại cho trẻ. Những thói quen không tốt của cha mẹ thường ảnh hưởng đến con là:
- Bế con sai tư thế.
- Ôm con suốt ngày không rời.
- Cho con nằm võng thường xuyên.
- Không đặt con nằm đúng tư thế trong khi ngủ.
Bị gù lưng không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn làm cho dáng người không được đẹp, trẻ bị mặc cảm, tự ti.
3. Cách phòng ngừa và chữa bệnh gù lưng ở trẻ sơ sinh
Để phòng tránh gù lưng cho trẻ sơ sinh, rất cần có sự chăm sóc tỉ mỉ, cẩn thận của cha mẹ.
- Ngay từ khi mang thai, cha mẹ nên kiểm tra kỹ lưỡng sức khỏe của thai nhi để phát hiện kịp thời những dị dạng bất thường.
- Cơ xương của trẻ sơ sinh rất yếu, nên cha hãy đặt con nằm đúng tư thế khi ngủ. Cho trẻ sử dụng loại gối của trẻ sơ sinh.
- Tập cho bé nằm thẳng người để xương được phát triển tốt nhất, tránh tình trạng nằm sai tư thế dẫn đến cong vẹo, gù cột sống.
- Bố mẹ hoặc người chăm sóc cũng cần phải tập sửa thói quen bế con không đúng cách của mình. Cách bế đúng là bế bé nằm hơi chếch người, dùng tay sau nâng gáy của bé lên. Khi bé đầy tháng, có thể bế bé nằm thẳng người, cho bé dựa vào người, dùng tay đỡ gáy để giảm bớt lực dồn xuống xương sống.
Trong những tháng đầu đời, trẻ sơ sinh rất cần được cha mẹ chăm sóc, bảo bọc kỹ lưỡng để không bị những tác nhân gây hại tấn công. Bệnh gù lưng ở trẻ sơ sinh chính là một trong số các tác nhân đó. Nắm được các kiến thức về bệnh này sẽ giúp cha mẹ chống gù lưng và các bệnh học đường khác hiệu quả hơn. Hãy đồng hành cùng Bàn học thông minh joykids.vn chăm lo tương lai cho các bé yêu, bố mẹ nhé!
Ka Lang tổng hợp