Bà bầu bị nhiễm độc thai nghén nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vì vậy mẹ bầu cần đến bệnh viện kiểm tra ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường dưới đây.
1.Những nguyên gây nhiễm độc thai nghén.
Hiện nay vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân gây nên bệnh nhiễm độc thai nghén. Theo các chuyên gia, một số yếu tố dưới đây có thể gây ra phát sinh bệnh:
– Nguyên nhân từ thời tiết: Tỷ lệ phát bệnh nhiễm độc thai nghén vào mùa lạnh thường có xu hướng cao hơn so với mùa nóng.
– Phụ nữ trên 35 tuổi mang thai có nguy cơ mắc nhiễm độc thai nghén cao gấp đôi so với chị em ở độ tuổi 20.
– Bà bầu mang đa thai hoặc song thai rất dễ có nguy cơ mắc nhiễm độc thai nghén.
– Bà bầu có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, kiêng khem, thiếu axit folic và các khoáng chất vi lượng thiết yếu.
2.Những dấu hiệu thông báo nguy cơ nhiễm độc thai nghén.
Dấu hiệu phù nề.
Phù nề là triệu chứng thường gặp ở bà bầu mang thai 3 tháng cuối và được chia thành 2 trường hợp:
– Bà bầu bị phù nề do sự phát triển của thai gây chèn ép tĩnh mạch. Thông thường, trường hợp phù nề này chỉ xảy ra vào buổi tối và biến mất vào sáng buổi sáng.
– Ngược lại, phù nề do nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện cả ngày, và không giảm bớt khi kê chân lên cao. Tình trạng này thường bắt đầu từ thấp đến cao, từ dưới chân lên mặt, hoặc có thể phù cả người. Bà bầu dùng ngón tay ấn vào mắt cá chân sẽ thấy xuất hiện dấu lõm của ngón tay.
Dấu hiệu tăng huyết áp.
Tăng huyết áp là dấu hiệu nhận biết sớm nhất thông báo tình trạng nhiễm độc thai nghén. Tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tăng đến 140/90mmHg hoặc huyết áp tăng từ 15 đến 30mmHg so với thời kì trước khi mang thai.
Dấu hiệu protein niệu.
Nồng độ protein tăng cao, vượt quá 0,3g/l, bà bầu có nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén cao và cần được theo dõi, điều trị ngay lập tức.
Ngoài những dấu hiệu trên, bà bầu cũng nên lưu ý một số hiện tượng bất thường sau:
– Thiếu máu: Mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi quá độ, da xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt.
– Tim bà bầu đập nhẹ, đôi khi khó thở.
– Hiện tượng mắt mờ do phù võng mạc.
3.Một số lưu ý cần thiếtcho bà bầu.
– Bà bầu hạn chế nằm ngửa, nên nằm nghiêng bên trái sẽ giúp tăng tuần hoàn máu.
– Giảm lượng muối và đồ ăn mặn trong khẩu phần ăn.
– Uống đủ lượng nước cho cơ thể, khoảng 2-2,5lít/ngày.
– Hiện chưa có phương pháp giúp phòng ngừa nhiễm độc thai nghén. Bà bầu nên đi khám thai định kỳ và duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
– Bà bầu đã có tiền sử nhiễm độc thai nghén trước đó nên thông báo ngay cho bác sĩ để được theo dõi cẩn thận.
Phạm Hương (t/h)